Vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển

Đăng lúc: 15:06 - 16/09/2019

Vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển

Hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều trình tự, phương thức. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về trình tự vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhật khẩu tại các cảng biển trong bài viết dưới đây.


I. TRÌNH TỰ VẬN TẢI GIAO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU:


Ðối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng:


Đối với trường hợp giao hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng thì việc giao hàng sẽ gồm 2 bước: Chủ hàng (người cung cấp trong nước) tiến hành giao hàng xuất khẩu cho càng, sau đó cảng tiến hành giao hàng lên tàu.
Việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu.
Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho càng
- Giao Danh mục hàng hoá XK ( Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ
- Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với cảng
- Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng,
- Giao hàng vào kho, bãi của cảng.
Bước 2: Giao hàng xuất khẩu cho tàu
- Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:
+ Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục khai báo hải quan
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận Thông báo sẵn sàng
+ Giao cho cảng Danh mục hàng hoá XK để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên cơ sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên Sơ đồ xếp hàng (Cargo plan)
+ Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng,
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu.
+ Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải (nếu cần)
+ Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet.
+ Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để lập vận đơn.
Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu. Ðây cũng là cơ sở để lập B/L.
- Lập bộ chứng từ thanh toán.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng.
Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L. hối phiếu, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm chất, Giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng..
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần.
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho.
- Tính toán thường phạt xếp dỡ, nếu có.


Ðối với hàng hóa không lưu kho bãi tại cảng:
Với trường hợp hàng hóa xuất khẩu không lưu kho bãi tại cảng do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của mình hoặc từ phương tiện vận tải của mình để giao trực tiếp cho tàu. 
Các bước giao nhận cũng diễn ra tương tự như trường hợp hàng qua cảng. Sau khi đăng ký với cảng và ký kết hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận hàng của 3 bên (cảng, tàu và chủ hàng). 
Số lượng hàng hóa sẽ giao nhận, kiểm đếm và xác nhận rõ ràng của 3 bên. 


Ðối với hàng xuất khẩu đóng trong container

• Vận chuyển nguyên container (FCL/FCL)
-    Chủ hàng liên hệ với hãng tàu hay đại lý lấy Booking Note.
-    Điền thông tin vào Booking và đưa xuống văn phòng của hãng tàu duyệt lệnh cấp cont rỗng (thường nằm dưới cảng). Sẽ cấp SEAL + Packing List Cont.
-    Cầm booking và lệnh đã duyệt xuống thương vụ cảng hay nơi cấp cont đóng tiền xin lấy cont rỗng về kho đóng hàng. Sau đó cầm lệnh cấp cont rỗng qua Phòng điều độ xin cấp cont rỗng.
-    Chủ hàng lấy cont rỗng về địa điểm đóng hàng của mình.
-    Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại bãi container (CY) quy định hoặc hải quan cảng, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu ( thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt;
-    Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang biên lại thuyền phó (Mate’s Receipt) để đổi lấy vận đơn.


• Vận chuyển gửi hàng lẻ (LCL/LCL)
- Cũng như vận chuyển FCL/FCL, Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng;
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD
- Các chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hoá và giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn,
- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến;
- Tập hợp bộ chứng từ để thanh toán.


II. TRÌNH TỰ NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU:


Vận tải đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng


1. Cảng nhận hàng từ tàu:
- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Ðiều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng;
- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hoá và được ghi vào Tally Sheet;
- Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L;
- Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hoá giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet;
- Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu đều ký vào Bản kết toán này, xác nhận số lương thực giao so với Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) và B/L;
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu giao thiếu.

2. Cảng giao hàng cho chủ hàng
- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng(D/O- Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng;
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản
- Chủ hàng làm thủ tục hải quan. Sauk hi hoàn thành thủ tục, chủ hàng có thể mang hàng hóa ra khỏi cảng và chở về kho riêng.
Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng. 


Vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng container

1. Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)
- Khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O;
- Sau đó, mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá chính chủ, có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt;
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O;
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

2. Nếu là hàng lẻ( LCL/LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên.

Trên đây là những thông tin về trình tự Vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển. Để tìm hiểu thông tin về vận tải cũng như tìm hàng - tìm xe, quý khách vui lòng truy cập vào website http://vantaihp.vn để cập nhật thông tin nhanh nhất.

  Tin Bộ GTVT

Khó khăn gặp phải khi có nhu cầu tìm kiếm đến xe tải chở thuê
Tìm kiếm đến xe tải chở thuê ngày càng gia tăng cao khi khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vận chuyển văn phòng, hay nhà ở,… Tuy nhiên, nhu cầu ấy liệu có thực sự đơn giản đến vậy?